Nghệ đen là loài cây thảo, cao 1-1,5m, thân rễ có vân ngang và khía dọc, mang những củ hình trụ, thân rễ còn mang củ hình trái xoan hoặc hình trứng,vỏ mau đen, ruột màu trắng xanh. Lá hình mũi mác, không cuống, có bẹ dài ở gốc, đầu nhọn có đốm tía dọc theo gân giữa ở mặt trên.
.
Hiện nay, khoa học hiện đại đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của nghệ đen; gồm: tinh bột 82,6%, tinh dầu 1 - 1,5%, khá nhiều chất tương tự có trong thành phần của nghệ vàng và một số khoáng vi lượng.
Nghiên cứu thực nghiệm trên động vật cho thấy nghệ đen có tác dụng tăng cường sự bài tiết mật rõ rệt trên chuột cống trắng, đồng thời ức chế nhẹ sự tiết dịch dạ dày; giảm tốc độ di chuyển than hoạt trong ruột chuột nhắt trắng. Ngoài ra, nghệ đen còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng trương lực ống tiêu hóa.
Các nghiên cứu của một số nước cho thấy, tinh dầu nghệ đen có tính kháng khuẩn. Y học hiện đại dùng nghệ đen để chế rượu bổ trường sinh (Elixir de longue vie) gồm các vị: nghệ đen, lô hội, long đởm thảo, đại hoàng, phan hồng hoa và tá dược.
Theo Đông y, nghệ đen có vị đắng, cay, mùi thơm hăng, tính ấm, vào kinh Can có tác dụng hành khí, thông huyết, tiêu thực, mạnh tì vị, kích thích tiêu hóa, tiêu viêm, tiêu xơ, chữa các chứng rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, kinh nguyệt không đều…
QUÁ TRÌNH LÀM TINH BỘT NGHỆ ĐEN:
Củ nghệ đen rửa sạch,gọt vỏ => xay nhuyễn =>lọc lấy nước cốt=>lắng nước (làm tương tự như tinh bột Sắn Dây)=>tinh bột nghệ đen.
ĐẶC TÍNH SẢN PHẨM:
-Tinh bột nghệ đen có màu trắng đục,thơm dịu,có vị đắng nhẹ,dễ sử dụng,cơ thể dễ hấp thu.
-đảm bảo chất lượng 100% nguyên chất..
-Dễ sử dụng,dễ bảo quản.
CÔNG DỤNG:
Tinh bột nghệ đen giúp phòng và điều trị các bệnh:
-Bệnh đường ruột,dạ dày, đại tràng, hành tá tràng, đau bung, đầy bụng khó tiêu, -bế kinh, tích huyết, hành kinh không thông, nhiều máu cục(huyết khối)...
MỘT SỐ BÀI THUỐC THÔNG DỤNG CÓ SỬ DỤNG TINH BỘT NGHỆ ĐEN (HOẶC THAY THẾ BẰNG BỘT NGHỆ ĐEN)>
Bài 1: Tinh Bột Nghệ Đen hoàn
Tác dụng:Chữa chứng ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, mệt mỏi, lạnh bụng, đại tiện phân sống, nấm mạn tính đường ruột. Cách làm:Nghệ đen 160g, cốc nha 20g, khiên ngưu (sao) 40g, hạt cau 40g, đăng tâm (bấc lùng) 16g, nam mộc hương 16g, thanh bì 20g, thanh mộc hương 20g; củ gấu 160g, tam lăng 160g, đinh hương 16g. Tất cả các vị tán thành bột mịn, hoàn thành viên. Liều dùng: Ngày uống 8 đến 12g với nước sắc gừng (nướng chín).
Bài 2: